Lắp đặt quạt hệ thống hút khói bếp công nghiệp đúng cách

Tại các nhà hàng, quán ăn, cửa hàng ăn uống,…, khu bếp ăn công nghiệp thì vị trí nhà bếp vô cùng quan trọng. Khu vực bếp ảnh hưởng lớn đến chất lượng thực phẩm, các món ăn phục vụ cho khách, cũng như môi trường làm việc của các nhân viên trong khu vực.

Do vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho toàn thể nhân viên, thực khách, cũng như đảm bảo nguồn không khí trong lành, thông thoáng nơi làm việc, hầu hết tại các cơ sở này đều được lắp đặt hệ thống hệ thống hút khói bếp.

Tuy nhiên, để có một hệ thống hút khói bếp hoạt động hiệu quả, chúng ta cần lưu ý tính toán kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật của quạt: năng suất, vận tốc làm việc,…, để thi công lắp đặt phù hợp nhất.

1. Những thiết bị cần thiết cho một hệ thống quạt hút khói bếp

Quạt thông gió, quạt này có vai trò chính quyết định hiệu quả hoạt động cho toàn bộ hệ thống, nhiệm vụ hút khói, mùi, nhiệt nóng ra bên ngoài, cung cấp không khí sạch vào bên trong. Loại quạt thường sử dụng là quạt ly tâm, quạt hướng trục.

Chụp hút mùi, và hệ thống đường ống dẫn khí thải, cung cấp không khí tươi.

Các phụ kiện đi kèm đường ống gió: van một chiều, van chặn lửa.

Lap dat quat he thong hut khoi bep cong nghiep dung cach

2. Lưu ý khi thi công lắp đặt quạt hút khói bếp

Hệ thống quạt hút mùi cần được lắp đặt 2 quạt hút khí thải, trong đó một quạt để dự phòng. Trước đầu đẩy của quạt hút khí thải hoặc cấp khí sạch cần gắn van một chiều.

Lắp đặt chụp hút mùi có chiều cao tối thiểu là 400mm được tích hợp tính năng lọc bỏ dầu mỡ. Chụp hút cách mặt đất tối thiểu 2.000 – 2.200mm, kích thước chụp hút nhô ra bên ngoài khỏi mặt bàn tối thiểu 200 – 300mm.

Đường ống hút thường được sử dụng bằng chất liệu tole tráng kẽm dày tối thiểu 1.15mm, bọc cong bằng thủy tinh cách nhiệt, chống cháy nổ dày 50mm, tỷ trọng 32kg/m3.

Đường ống cung cấp không khí sạch sử dụng tole tráng kẽm độ dày tối thiểu 0.8mm, không cần bọc cách nhiệt.