Trong các hệ thống nhà ở, văn phòng, nhà hàng…thường bị ảnh hưởng bởi các mùi hôi, ngột khí. Đặc biệt là những mùi thức ăn trong nhà bếp có tính bám mùi lâu, khiến cho môi trường tại bếp sống trong tình trạng ngạt khí, nồng nặc mùi. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Vậy làm sao để khử mùi khói bếp trong gia đình? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau.
Tác dụng cơ bản của hệ thống hút khói bếp gia đình
Hệ thống hút khói bếp công nghiệp với tác dụng hút khói và mùi thức ăn nên khi nấu nướng, bạn sẽ không lo căn bếp bị ám mùi và gây khó chịu cho mọi người xung quanh. Đó chính là tác dụng chính của hệ thống hút khói.
Tại các nhà hàng, bếp ăn công nghiệp thì hệ thống này lại càng đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt đối với những không gian nhà bếp, khu chế xuất có thiết kế khép tín thì càng cần phải sử dụng hệ thống này để đảm bảo môi trường trong lành và thoáng khí hơn.
Các bộ phận của hệ thống hút khói bếp
Hệ thống hút khói bếp là tập hợp các thiết bị, linh kiện như: chụp hút khói bếp inox, đường ống dẫn khói, co nối ống hút khói, ống tiêu âm, motor hút khói, quạt hút khói, và các phụ kiện khác cấu thành 1 hệ thống có chức năng dùng để hút khói, hút mùi bếp.
Những yêu cầu đối với đường ống gió hút khói trong hệ thống hút khói bếp
Đường ống hút sử dụng vật liệu tole tráng kẽm dày tối thiểu 1.15mm, bọc công thủy tinh cách nhiệt, chống cháy dày 50mm, tỷ trọng 32 kg/m3.
Đường ống gió cấp tươi sử dụng loại tole tráng kẽm dày tối thiểu 0.8mm và không cần bọc cách nhiệt.
Những yêu cầu khi lắp đặt hệ thống hút khói bếp
Hệ thống hút khói bếp tại bếp công nghiệp cần được lắp hai quạt hút gió thải, một chạy và một dự phòng. Trước đầu đẩy mỗi quạt hút gió thải hay cấp gió tươi cần được gắn Van Một Chiều (NCD)
Chiều cao chụp hút tối thiểu là 400mm được tích hợp tính năng lọc dầu mở. Được đặt cách mặt đất tối thiểu 2000-2200mm và từ mặt ngoài bàn bếp chụp hút nhô ra một khoảng tối thiểu là 200 – 300mm.